Filter UV là gì và có nên sử dụng Filter

Bạn đang phân vân Filter UV là gì và có nên sử dụng Filter UV không? OK, mình cũng từng giống hệt như bạn. Cho tới khi thử nghiệm rất nhiều loại Filter khác nhau. Từ những chiếc tặng kèm khi bạn mua máy ảnh. Với những lời quảng cáo hết sức ấn tượng. Như làm ảnh trong hơn, giảm tia cực tím hay ảnh sắc nét hơn. Đến những chiếc Filter chính hãng khá mắc tiền. Okey, chúng ta cùng tìm hiểu chất lượng một vài loại Hoya, Marumi. Để thấy chúng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh như thế nào.

UV Filter là gì?

UV là từ viết tắt của Ultra Violet (Tia cực tím). UV Filter có tác dụng loại bỏ những tia cực tím này, để ảnh của bạn có độ tương phản tốt hơn. Filter UV còn để bảo vệ mặt trước của ống kính tránh khỏi bụi bẩn và nước. Qua sử dụng thực tế mình thấy, tác dụng chính của UV filter là bảo vệ mặt trước khỏi bụi. Rơi vỡ hay chịu những tác động mạnh thì còn tùy thuộc loại filter bạn đang sử dụng. Tùy hãng mà những filter này sẽ có thêm các tính năng, lớp phủ riêng.

Mình có ba chiếc Filter Hoya HMC UV(C) được mua và nhiều thời điểm khác nhau. Những sản phẩm này do có giá thành trung bình và phù hợp với những tay máy chưa có dư giả về kinh tế.

Lưu ý khi mua Filter Hoya

Để tránh mua phải hàng giả từ Trung Quốc bạn kiểm tra phía mặt sau của hộp có tem của Tixiai là được. Thật ra mỗi lần mua filter chính hãng là mình thấy xót tiền lắm, lúc mới chơi cứ nghĩ nó 100K cho tấm kính này. Theo như những gì Hoya nói về tính năng của Filter thì có vẻ khá hấp dẫn.

Hoya

The HOYA UV (C) filter uses the highest quality heat-resistant tempered glass, which creates a smooth, clear image. This filter cuts out all range of UV rays to give an astounding sharpness and clarity without the least affect on color balance. Constant use for lens protection is recommended. These popular filters are renowned for their ability to minimize reflection on filter surfaces which reduces flare and ghosting. With an average light transmission of over 97%, the HOYA HMC filters are engineered to enhance the performance of today’s multi-coated lenses

Filter có nhiều kích thước khác nhau, khi mua bạn cần kiểm tra ống kính của mình đang sử dụng có đường kính bao nhiêu.

Những filter này đa số sử dụng ren để kết nối với ống kính. Một loại vài loại được biệt sẽ có thiết kế khác đi một chút.

Trên thân của UV filter được in đầy đủ thông số, tính năng tương tự vỏ hộp. Ngoài Hoya các bạn có thể thấy còn Sigma, Marumi.

Cùng là filter Hoya nhưng chiếc sản xuất ở Japan, Philippines, chiếc thì không thấy ghi gì cả. Khi lắp trên ống kính, filter sẽ che toàn bộ mặt trước, giúp ngăn bụi bẩn, vân tay và tất nhiên là khử UV rồi.

Qua một thời gian dài sử dụng các loại filter UV này, mình thấy tác dụng lớn nhất của chúng là bảo vệ ống kính. Giảm bụi bẩn, dễ lau chùi, trầy thì chúng ta mua cái khác. Nhưng một vấn đề trong nhiếp ảnh đó là chất lượng ảnh sẽ như thế nào. Chi phí bỏ ra để sử hữu chúng cũng không phải rẻ và có thật sự cần thiết. Để làm sáng tỏ một phần nào đó, mình có làm một vài kiểm tra trên những Filter UV đang có, chúng ta cùng xem có gì vui.

Thử nghiệm Filter Hoya UV(C) 77mm

Trường hợp đầu tiên mình sử dụng Nikon D700 cùng ống kính AF-S 18-35mm và Filter Hoya UV(C) 77mm

Nikon D700 18mm f/22.0 25s – Không sử dụng UV filter

Để kết quả thử nghiệm được khách quan, tránh bị bụi bẩn làm ảnh hưởng tới chất lượng ảnh. Mình đã xoay filter theo nhiều góc khác nhau, để xem chất lượng ảnh như thế nào. Các bạn cùng xem ba hình phía dưới cùng Hoya UV(C) Filter 77mm.

Nikon D700 18mm f/22.0 25s – sử dụng Hoya UV(C) filter

Nikon D700 18mm f/22.0 25s – sử dụng Hoya UV(C) filter

Qua những ảnh trên, chắc hẳn bạn cũng dễ nhận ra sự thay đổi khi sử dụng UV(Filter). Và chất lượng ảnh khi xoay Filter nhiều góc khác nhau. Để làm rõ hơn mình sẽ lấy chi tiết một vùng ảnh và phóng lớn lên để các bạn tham khảo sự thay đổi này.

Nikon D700 18mm f/22.0 25s – Không sử dụng UV filter

Nikon D700 18mm f/22.0 25s – Sử dụng UV filter

Qua hai kết quả ở trên, các bạn có thể thấy sự thay đổi sau khi sử dụng filter chi tiết hơn. Ảnh sau khi sử dụng fitler xuất hiện những vệt sáng bất thường, độ nét và độ tương phản giảm. Mình đã chụp và nhận thấy điều này đúng trong tất cả các trường hợp, đặc biệt là trong những trường hợp ánh sáng phức tạp. Chúng ta qua thêm một số kiểm tra với các ống kính khác.

Thử nghiệm Hoya UV 77mm

Nikon D700 70mm f/22.0 20s – Không sử dụng UV filter

Nikon D700 70mm f/22.0 20s – Sử dụng UV filter

Lần này mình sử dụng ống kính Nikon AF-S 70-200mm f/2.8 VR II cùng Nikon D700. Như vậy với một chiếc Filter Hoya UV(C), được sử dụng trên hai ống kính chất lượng tốt của Nikon. Chắc hẳn không khó để bạn nhận ra sự khác biệt giữa có không có filter. Để việc thử nghiệm này vui vẻ hơn, mình thử nghiệm thêm với chiếc Marumi filter, đây là loại UV filter được rất nhiều người dùng.

Thử nghiệm Marumi UV Filter

Marumi DHG Lens Protect 52mm

Marumi có vẻ nhấn mạnh về yếu tố bảo vệ ống kính.

Nikon D700 – 35mm f/22.0 30s – Không sử dụng Marumi DHG Filter

Nikon D700 – 35mm f/22.0 30s -Sử dụng Marumi DHG Filter

Thiết bị Nikon D700Nikon AF-S 35mm f/1.8 G DX – Filter Marumi DHG Lens Protect 52mm. Như vậy chiếc Marumi cũng làm thay đổi chất lượng ảnh. Trong điều kiện ánh sáng khó, trên ảnh xuất hiện nhiều bóng mờ một cách bất thường. Nói tới UV Filter, mà chỉ chụp đêm trong ánh sáng khó chịu thế này, quả là làm khó nhau. Gửi các bạn một số tấm hình chụp trong buổi trưa, ánh sáng và tia UV đầy đủ, hy vọng Filter mang lại chút gì đó đáng giá.

Nikon D700 – 200mm f/8.0 1/400s – Không sử dụng UV filter

Nikon D700 200mm f/8.0 1/400s – Sử dụng UV filter

Nikon D700 – 200mm f/8.0 1/400s – Không sử dụng UV filter

Nikon D700 – 200mm f/8.0 1/400s – Sử dụng UV filter

Một vài trường hợp sử dụng thực tế, cũng là chiếc Nikon AF-S 35mm f/1.8 G DX. Nhưng lần này mình sử dụng filter Hoya

Hoya Pro1 Digital 52mm MC UV(0)

Nikon D7100 – 35mm f/3.2 1/800s ISO100

Ok, như vậy là mình đã gửi tới các bạn những khác biệt về chất lượng ảnh khi sử dụng filter. Trong tất cả các trường hợp chụp với UV filter ảnh sẽ kém nét hơn. Độ tương phản kém hơn. Tùy điều kiện lúc chụp mà giảm nhiều hay ít.

Nếu như bạn đang có ý định mua filter để tăng chất lượng ảnh. Thì tạm ngưng một chút và cân nhắc kỹ nhé. Còn để bảo vệ ống kính trước bụi bẩn, trầy xước thì bạn có thể mua. Nhưng hãy nhớ mua các sản phẩm chính hãng. Okey xong ha, chúng ta biết Filter UV là gì và tác động tới chất lượng ảnh ra sao rồi. Mình sẽ cập nhật thêm những so sánh chi tiết khi có thể, cảm ơn.

Đọc thêm

Dùng thử Adobe Photoshop 2024

2 bình luận về “Filter UV là gì và có nên sử dụng Filter

Để lại một bình luận

Email của bạn không hiển thị công khai. Mình sẽ trả lời bình luận trong ngày. Nhớ quay lại đọc phản hồi nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian.