Hi chào các bạn! Có lẽ ở đâu, làm gì cũng cần lòng tin và uy tín. Nhưng bạn biết đấy, cuộc sống có nhiều người rất lạ. Họ thích lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt công sức của bạn. Khi những người đó kết hợp với internet và giao dịch trực tuyến thì việc lừa đảo để lấy tiền của bạn lại dễ hơn bao giờ hết. Là một người thường xuyên mua máy ảnh, ống kính. Mình sẽ chia sẻ với các bạn một số kiểu lừa đảo liên quan tới mặt hàng này.
Nội dung bài viết
Lừa đảo dịch vụ Ship COD & Cọc tiền COD
COD là viết tắt của Cash on Delivery
Có nghĩa là giao hàng thu tiền hộ – người mua sẽ thanh toán khi nhận hàng và người bán sẽ nhận lại tiền từ dịch vụ COD
Hiện nay rất nhiều công ty có dịch vụ COD, dịch vụ này thuận lợi cho bạn nào ở xa và muốn giao dịch với một người chưa quen biết. Lúc này dịch vụ COD sẽ lo cho bạn khoản trung gian, người bán không lo mất hàng, người mua không lo mất tiền. Nhưng đây cũng chính là kiểu lừa kinh điển, ngày nào cũng gặp trên các nhóm trao đổi, mua bán máy ảnh. Vậy chúng ta cùng xem họ làm gì để lừa
Các bước lừa đảo Ship COD
- Đầu tiên kẻ gian sẽ kiếm đâu đó một tài khoản facebook, có thể là ăn trộm, lập mới. Nhưng kẻ chuyên nghiệp sẽ sử dụng tài khoản có thông tin rõ ràng, có tiểu sử tốt. Tất nhiên là không phải của kẻ gian rồi. Những người mới thì sẽ làm một tài khoản ảo, kiếm đại ảnh ai đó cho dễ tin tưởng. Xong bước 1
- Tiếp đăng tin một món hàng ngon với giá rẻ hơn hẳn thị trường và quan trọng là có ship COD đi mọi nơi. Với thông tin liên lạc đầy đủ, fb có vẻ tin tưởng, thế là anh em đua nhau inbox nhằm kiếm món hời. Đa số anh em sập bẫy do tâm lý tham hàng giá rẻ.
- Inbox nói chuyện đàng hoàng, mọi thứ Ok OK hết. Nhưng bên bán bảo là có rủi ro bạn không nhận hàng, tốn tiền COD và kêu bạn chuyển trước tiền dịch vụ COD. Một số với tâm lý hưng phấn vì sắp mua được món hời nên chơi luôn, 100k hay 200k tiền COD có là gì, so với vải củ sắp kiếm được. Chuyển tiền hay thẻ điện thoại xong, bên kia cũng đàng hoàng gửi bạn hóa đơn hoặc quá trình gửi hàng hoàn tất. Thế là bạn yên tâm ngồi đợi hàng tới, còn tên lừa đảo lại tiếp tục lặp lại quá trình với những người ham rẻ khác.
Quá trình cứ lặp lại như vậy cho đến khi bị phát hiện, kẻ gian sẽ đóng hết các thông tin liên lạc và bạn mất tiền. Chắc chắn không nhận được hàng đâu, đừng đợi và giận hờn làm gì. Đây là cách ăn ít, nhưng ăn nhiều lần của kẻ gian. Chúc bạn may mắn.
Lừa đảo khi chuyển tiền qua Internet Banking
Đây là thực tế mình đã trải nghiệm và có một vài biến thể của cách giao dịch này. Bạn nên cẩn thận hết mức, khi giao dịch qua internet banking.
Các bước lừa đảo chuyển tiền Internet Banking
- Kẻ gian sẽ đăng thông tin hàng hoặc lựa chọn món cần mua. Sau đó liên hệ để giao dịch, có thể gặp trực tiếp hay không cần gặp cũng được. Mọi chuyển diễn ra rất tốt cho tới khi chuyển tiền
- Cách đầu tiên là chuyển tiền liên ngân hàng vào dịp cuối tuần. Nếu chuyển bình thường, giao dịch và hóa đơn hoàn toàn hợp lệ. Tiền được trừ trong tài khoản, email báo về. Người mua sẽ cho bạn xem hóa đơn này. Vì liên ngân hàng có độ trễ khá lớn vào dịp cuối tuần, có thể thứ 2 bạn mới nhận được tiền. Nếu bạn chấp nhận giao dịch trong khi chưa thấy tiền trong tài khoản được + thêm. Thì khả năng cao là bạn đã bị lừa, kẻ gian sẽ gọi điện tới ngân hàng sau khi cầm món đó của bạn trong tay. Giao dịch sẽ bị hủy bỏ, tiền về lại tài khoản của người kia.
- Nguy hiểm hơn nữa, những người chuyên nghiệp sẽ làm giả tin nhắn thông báo của ngân hàng. Báo số tiền được cộng thêm và giao dịch thành công. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra lại số dư trong tài khoản, nếu tiền thật sự tới hãy chuyển hàng. Đừng vội !
- Thêm một kiểu, làm giả biên lai chuyển tiền bằng Photoshop
Cách này nghe có vẻ khó tin, nhưng bạn cứ dạo một vòng trên các nhóm mua bán máy ảnh. Chắc chắn sẽ có hôm bạn gặp trường hợp tương tự và mình đã có trải nghiệm thật với giao dịch kiểu này. Nên mình biết hoàn toàn có thể hủy giao dịch và nhận lại tiền vào sáng thứ 2.
Lừa đảo khi giao dịch Quốc Tế
Bạn đăng một món hàng lên mạng, đang hóng người tới mua. Nhưng lần này là một anh Tây, tây trắng nào đó…
- Đâu có một anh da đen, da trắng nhắn tin rất hồ hởi “là tôi đang quan tâm món hàng đó”. Chẳng cần trả giá, giao dịch ra sao, người này sẽ nói tin tưởng bạn. Sau một vài phút sẽ nói gửi tiền trước. Chắc 100% gửi tiền luôn mà không cần biết bạn là ai.
- Tiếp tục chụp lại giấy tờ giao dịch từ một ngân hàng nước ngoài và gửi bạn.
- Nếu bạn tin và chuyển hàng thì bạn đã bị lừa rồi. Chẳng có anh Tây nào tốt bụng vậy đâu…
Mọi chuyện nghe có vẻ hư cấu và khó tin, nhưng nó vẫn diễn ra hàng ngày. Bạn có thể trải nghiệm thêm để kiếm tra xem có đúng? Nhưng đôi lúc mình cũng đặt lòng tin rất lớn vào một vài người. Hãy để sự tin tưởng của bạn đến với người tốt, đừng để bị lợi dụng. Cũng đừng quên trả giá xứng đáng cho món hàng bạn cần mua và bỏ qua tâm lý tham của rẻ. Cảm ơn, chúc bạn may mắn.